Hình 1 bien dao dan dung Hình 9 Hình 3 Hình 7 Hình 10 belly dance
 
Đào tạo
Múa lân sư rồng
https://www.goldstardance.vn/   https://www.goldstardance.vn/   https://www.goldstardance.vn/       Thứ Năm, 07/2/2013
Hòa quyện giữa truyền thống và tâm thức, múa lân từ lâu đã trở thành một thành tố không thể thiếu vắng trong các lễ hội dân gian và các hoạt động hiếu hỉ hiện đại. Múa lân tự bao giờ, đã là một thứ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa công phu thâm hậu của võ thuật, sự chính xác uyển chuyển của một vận động viên thể dục dụng cụ, sự khéo léo, cẩn trọng của một nghệ nhân và sâu xa hơn cả, là chiều sâu của một hoạt động văn hóa chưa bao giờ mai một...

 

 

Nghệ thuật Múa Lân Sư Rồng Tại Việt Nam

 

Lân sư rồng

 

 

1.    Lân sư rồng là gì?

Lân sư rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông...
Múa Lân sư rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.

2.    Hoàn cảnh ra đời múa Lân sư rồng

Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.

Ở Việt Nam và Trung Quốc vào dịp Tết Trung Thu có tục múa lân. Ở Miền Bắc Việt Nam và ở Trung Quốc thường gọi là múa sư tử (Chữ Hán Pinyin: Tiếng Anh: Southern Lion Dance) mặc dù sư tử thì không có sừng. Tuy nhiên, các ghi chú bằng Chữ Nôm trên các bức tranh “Cóc Múa Lân” thuộc dòng Tranh Đông Hồ lại ghi là “Phụng Lân”

3.    Phân loại Lân sư rồng

a.    Múa Lân

Múa Lân

Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng.

•    Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen.

•    Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, hay được sử dụng để múa nhất.
Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi diễn.
Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác.

Có nhiều kiểu múa lân.

•    "Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.

•    "Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.

•    "Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.

•    "Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.

•    "Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

b.    Múa sư tử

Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư của người Hoa gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.

c.    Múa rồng

 

 

Múa Rồng

Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa lân và muá sư. Trước khi có điệu múa rồng còn có điệu múa loan hoàng và phượng hoàng nhưng ít phổ biến bằng (loan là mái, phượng là trống). Lúc đầu múa Rồng chỉ xuất hiện trong tết Nguyên Tiêu và các dịp lễ hội sau vụ thu hoạch mùa thu. Múa Rồng xuất hiện trong người Hoa ở Việt Nam vào khoảng những năm 1944-1945 do ông Trần Bồi, một chủ cơ sở sản xuất xà bông Trung Nam ở Sa Đéc, vốn là nguồn gốc Phước Châu (Phúc Kiến), nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rồng, tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông. Múa rồng có rất nhiều điệu khác nhau, người ta cho rằng có đến hơn 30 điệu.

Rồng được chia thành ba loại:

•    Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa,
•    Rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài,
•    Rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn.

Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng cần ít nhất 6 người, hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.

 

 

 

Chân dung đệ nhị Tứ linh

Theo truyền thuyết, ngày xưa, có một thầy thuốc nhân hậu, vui tính, suốt ngày đi lên non, xuống biển tìm thảo dược để trị bệnh cho bá tánh. Một hôm, ông tình cờ hái được cây tiên thảo linh chi có tác dụng trường sinh bất lão. Nhà vua biết được tin này liền đòi ông tiến cung dâng lễ vật và sẽ được ban cho vinh hoa phú quý nhưng ông không đồng ý mà bỏ làng trốn đi biệt tích. Nhiều năm sau, vào tháng chạp âm lịch (tức tháng 12) có một con quái vật hình thù quái dị, rất hung hãn, có sức mạnh kinh hoàng từ biển lên bờ, ăn gia súc của người dân trong làng rồi trở về biển. Ông thầy thuốc nghe tin này liền trở về làng tìm hiểu sự việc và tìm cách dẫn dụ con quái vật lên rừng cho ăn tiên thảo linh chi để từ đó biến nó thành một con vật huyền thoại hiền lành gọi là con lân. Người đã thuần hóa được lân chính là ông Địa. Sau này, cứ mỗi khi năm hết, tết đến, ông Địa lại cùng lân về làng mang lại điều may mắn, chúc cho mọi gia đình được hạnh phúc vui vẻ, an khang thịnh vượng.

Lân được xem là một thánh vật đứng hàng thứ nhì trong bộ tứ linh (long, lân, quy, phụng). Lân có dung mạo kỳ dị là một hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh lớn lao. Lân được "đời sống hóa" bằng chiếc đầu sặc sỡ đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen...; có cái sừng nhô lên như sừng tê giác, cái mũi thật to. Trên trán, trên má của lân, người ta đính những chiếc gương nhỏ. Hàm dưới của lân có râu dài, cái miệng lúc nào cũng hớp hớp như muốn đớp mồi. Đặc biệt trong đoàn múa lân luôn có một nhân vật "tai to, mặt lớn, bụng phệ, miệng cười ngoác tận mang tai" một tay cầm cây gậy có quả cầu trên đỉnh, một tay phe phẩy cái quạt mo là ông Địa. Vẻ mơn trớn, bông lơn, ngớ ngẩn của ông Địa làm cho đám múa lân càng thêm phần nhộn nhịp, không khí Tết nhất, lễ hội thêm phần ý vị.

Nói đến múa lân, người Hoa Chợ Lớn có điệu múa lân nổi tiếng là "Thất tinh cổ" (điệu trống bảy ngôi sao) mà theo võ sư Lưu Kiếm Xương thì điệu trống này có từ thời Xuân Thu chiến quốc cách đây hơn 2.000 năm, gồm 7 tiết điệu lúc khoan lúc nhặt là: Chúc mừng phong thư, hân hoan cổ vũ, nhất nghiệp giao tế, lôi đình vạn quân, thất tỉnh bản nguyệt, mã đáo thành công, phổ thiên đồng khánh... Múa một con lân gọi là độc chiến giao đầu, múa hai con gọi là song hỷ, múa ba con là biểu tượng của Phúc-Lộc-Thọ...

Một đội lân thường có 5 thành viên gồm ông Địa, một người múa đầu lân, một người múa đuôi lân, một người gõ trống, một người gõ thanh la thường tạo ra rất nhiều tiết mục độc đáo như lân leo cột hái lộc, hái lộc thủy bàn, hái lộc kiểu bò cạp hộ linh chi... Để biểu diễn thành công, vận động viên phải thể hiện những tình cảm phức hợp như hỉ (vui), nộ (giận), ái (yêu), ố (khinh ghét), động (hoạt động), tịnh (im), kinh (sợ hãi), nghi (nghi ngờ), thị (ngủ), tịnh (thức) cùng với những động tác như nhảy, vồ, cắn, nuốt, thở, lăn vòng, vặn mình, ngồi, nằm, đứng, tiến, lùi, cảnh giác, dò xét... Từ tư thế phủ phục đến uốn lượn, leo cao, thăng bằng... Những võ sĩ có võ công cao cường thì hình tượng con lân càng trở nên sống động, mạnh mẽ và hấp dẫn. Các động tác càng khó thực hiện, tiết mục càng thu hút người xem và uy tín của đội lân sẽ tăng cao.

 

 

Tuyệt kỹ Mai Hoa thung và sai một ly... đi đầu xuống đất

Mua lan ngay Tet

Biểu diễn múa lân. Ảnh: D.B

Tuy nhiên, tuyệt kỹ của múa lân vẫn là Mai Hoa Thung và đây chính là nội dung thi đấu chính thức ở các giải đấu quốc tế. Mai Hoa Thung được thiết kế gồm những cây cột có độ cao từ 80cm đến 3m xếp từ thấp đến cao với chiều dài 15m, bề ngang 80cm để 2 võ sĩ phối hợp múa một con lân. Để bước được lên giàn Mai Hoa Thung, các võ sĩ phải có thâm niên ít nhất... 5 năm luyện võ. Có nhiều bài lân đi trên Mai Hoa Thung như Ngũ Phúc Lâm môn, Tứ Quý Hưng Long... Độ khó của nó nằm ở chỗ hai võ sĩ phải thực hiện các động tác phức tạp và nguy hiểm giữa đầu lân và đuôi lân như đầu lân đứng 1 chân trên đùi đuôi lân, rồi 2 chân đứng trên đùi, quay 180 độ, nhảy ngồi lên đầu... nếu để sơ sẩy trượt chân xuống đất thì... chưa biết chuyện gì xảy ra dù rằng dưới sàn đã được lót nệm.

Trong múa lân, bộ gõ có vai trò hết sức quan trọng vì người múa đầu lân chỉ có thể quan sát khoảng 30% đến 40%, còn người múa đuôi thì hầu như bị "bịt mắt" vì thế sự phối hợp giữa người điều khiển trống và lân phải nhịp nhàng, hòa quyện với nhau. Theo võ sư Huỳnh Tô, đoàn Thắng Nghĩa Đường thì: "Các em không chỉ có võ để có mã bộ, tấn pháp vững chãi, hạn chế những rủi ro mà quan trọng là phải "đọc" được điệu trống vì chỉ cần sai một ly... là đi đầu xuống đất ngay".

Đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường đã từng nhiều lần tham gia liên hoan lân quốc tế với kinh phí tự túc. Năm 2000, 13 môn sinh của Nhơn Nghĩa Đường đã thi đấu xuất sắc đoạt cúp Thái Hoàng ở Thái Lan, hạng nhì sau đoàn Singapore nhưng qua mặt hai đoàn mạnh là Trung Quốc và Hồng Kông. Đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay của lân Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Theo võ sư Lưu Kiếm Xương, hiện nay Trung Quốc đang tích cực vận động để đưa môn múa lân thành một môn thi đấu tại Olympic 2008 vì hiện nay phong trào múa lân phát triển mạnh ở hơn 20 nước trên thế giới và đang được nhân rộng ra nhiều nước khác.

Những độc chiêu... câu khách

Mỗi đoàn lân đều có phong cách và cách trình diễn khác nhau do có môn phái võ thuật khác nhau như Nhơn Nghĩa Đường thuộc phái Thiếu Lâm Chân Gia, nhóm Tinh Anh thuộc phái Bạch My, nhóm Trần Minh thuộc phái Thái Cực đường lang... Trong các đoàn múa lân lớn thường có biểu diễn những tiết mục võ thuật, võ công độc đáo như võ sư Lưu Kiếm Xương nằm trên bàn chông cho xe mô tô cán qua, đặt đá xanh lên đầu rồi dùng búa đập nát vụn... Sư bá Lý Khôn 74 tuổi vẫn còn... đủ sức uốn cong thanh sắt, đâm giáo vào yết hầu, lão võ sư Trần Cẩu 70 tuổi múa hầu quyền (võ khỉ); đoàn Thắng Nghĩa Đường có "Túy tửu bát tiên quyền" (Say theo kiểu 8 ông tiên) do Huỳnh Chí Đường biểu diễn, đoàn Hằng Anh Đường có tiết mục lân đang nhảy múa chông chênh trên những cột sắt Mai Hoa Thung thì chới với giả té ngã... khiến người xem hồi hộp đến đứng tim. Các đoàn lân còn tỏ ra nhạy bén khi sáng tạo ra những tiết mục mới giàu tính "thời cuộc", chẳng hạn năm nay là Tết con gà, đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường có tiết mục "Kim kê hóa phượng hoàng" (Gà vàng hóa thành vua các loài chim).

Bình thường, một đoàn lân chỉ vài ba lần diễn một tháng nhưng dịp Tết, số lượng "hợp đồng" tăng lên vùn vụt kéo dài tới tận rằm tháng giêng. Từ thời điểm này trở đi, các đoàn lân đều phục vụ không xuể với 3 - 4 sô lớn (thời gian từ 45 phút đến 60 phút), 6 - 7 sô nhỏ (từ 10 đến 20 phút) mỗi ngày... trong các lễ cúng, lễ tất niên, lễ tổng kết, lễ chào mừng, lễ khai trương... Để có thể chịu đựng nổi cường độ dày đặc như vậy, các võ sĩ phải rèn luyện rất kỹ từ 3 - 4 tháng trước. Tuy nhiên, thu nhập của họ chẳng là bao. Đa số võ sĩ chỉ xem đây là nghề tay trái, ban ngày đi làm việc, chiều tối về tập võ và múa lân. Họ tập theo tinh thần tự nguyện, không nhận lương, khi nào đi biểu diễn mới nhận được tiền bồi dưỡng vì thế chỉ có niềm say mê, tính kiên trì, tinh thần đồng đội và sự trung thành với võ đường mới giữ chân được những võ sinh theo nghề múa lân lâu dài.

Mỗi khi đến độ xuân về, nghe tiếng trống thùng thùng, tiếng thanh la xập xình, cái cảnh con lân múa may, uốn lượn, cái cảnh ông Địa cầm quạt vỗ phì phạch vào cái bụng to đùng khiến lũ trẻ con cười nắc nẻ, làm người lớn nghĩ về những năm tháng thanh bình, no ấm vừa qua và đang tới. Một nét đẹp thật quyến rũ...

 

LIÊN HỆ

 
FACEBOOK-YOUTUBE
 
BỘ MÔN NỔI BẬT
Kpop
Choreography
hiphop
HDTN
sexy
bellydance
popping
 
DỊCH VỤ NỔI BẬT
bieu dien
dan dung
thue trang phuc
vip
 
THỐNG KÊ
Đang truy cập 71
Lượt truy cập 44436282
Số Khóa Học 6